Nổ Hũ Disco Night

Phật viện cổ xưaPhật viện Đồng Dương l&agrav tỷ lệ cá cược

【tỷ lệ cá cược】Tòa tu viện Phật giáo giữa đô thành Chiêm quốc

Phật viện cổ xưa

Phật viện Đồng Dương là tên thường gọi của một quần thể tháp Chăm ở làng Đồng Dương,òatuviệnPhậtgiáogiữađôthànhChiêmquốtỷ lệ cá cược H.Thăng Bình, Quảng Nam - một di tích quan trọng vào bậc nhất của nền văn hóa Chăm.

Đáng tiếc là khu đền tháp Đồng Dương đã bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, thiên nhiên và cả con người, nên hiện nay chỉ còn một mảng tường tháp (người dân gọi là tháp Sáng) cùng với nền móng các công trình kiến trúc và một số vật trang trí bị vùi lấp hoặc vương vãi đó đây.

Tòa tu viện Phật giáo giữa đô thành Chiêm quốc  - Ảnh 1.

Bậc cấp và lan can điêu khắc Naga tháp chính tại di tích Đồng Dương (nhìn từ hướng đông)

Tư liệu EFEO

Tòa tháp mệnh danh là "Tòa tu viện Phật giáo giữa đô thành Chiêm quốc" tọa lạc tại trung tâm đô thành Indrapura, được xây dựng vào thời kỳ Phật giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh đến Chăm, nên có tính chất đặc biệt so với các tháp khác trong hệ thống tháp Chăm ở VN.

Nội dung tấm bia tìm thấy tại làng Đồng Dương cho biết: Phật viện (Vihara) được vua Indravarman II (người sáng lập triều đại Indrapura trong lịch sử Vương quốc Chăm) xây dựng vào năm 875 để thờ vị bồ tát bảo hộ cho vương triều là Laksmindra Lokesvara Svabhayada.

Từ khi lên ngôi, Indravarman II đã thúc đẩy Phật giáo phát triển mạnh gần như khắp vùng bắc Chăm. Từ năm 875 - 915, nhiều công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc đã được xây dựng, theo đó là những tác phẩm điêu khắc giá trị. Các nhà khoa học đời sau đặt tên giai đoạn này là thời kỳ Đồng Dương hay phong cách Đồng Dương trong nghệ thuật kiến trúc Chăm.

Vào những năm đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học Pháp đã khai quật được hàng trăm tác phẩm điêu khắc vô giá, phần lớn hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, một số khác lưu lạc khắp thế giới. Năm 1901, nhà nghiên cứu người Pháp L.Finot trong đề tài công bố của mình về vấn đề di tích Đồng Dương đã giới thiệu 229 hiện vật được phát hiện. Nổi bật nhất trong số đó là bức tượng Phật bằng đồng cao hơn 1 m, được các nhà khoa học chú tâm nghiên cứu.

Năm 1902, kỹ sư kiêm nhà khảo cổ học H.Parmentier tiến hành khai quật trên một quy mô lớn tại Phật viện Đồng Dương. Cuộc khai quật này đã thu hút sự lưu ý của các nhà nghiên cứu, và kết quả thu được cho thấy Đồng Dương là một trong những di tích Chăm quan trọng bậc nhất của khu vực Đông Nam Á.

Những nghiên cứu, khảo sát nói trên đã cho thấy kiến trúc đặc biệt của Phật viện Đồng Dương. Theo đó, trên một khu vực rộng 155 m, dài 326 m, có tất cả 3 cụm kiến trúc kế tiếp nhau theo trục tây - đông và được tách ra khỏi nhau bằng các tường ngăn. Trong 3 cụm đó, cụm phía tây và cụm phía đông là còn lại nhiều dấu tích kiến trúc và điêu khắc.

Cụm phía tây gồm tháp thờ trung tâm, các tháp phụ và điện thờ nhỏ nằm dọc các chân tường bao quanh. Tháp thờ chính là loại tháp tầng truyền thống của người Chăm gồm nền, thân và các tầng. Quanh tường của nền tháp chính được trang trí bằng các hình tháp và hình đầu voi xen kẽ nhau.

Cụm trung tâm: Tại đây các công trình kiến trúc đã đổ nát gần hết, chỉ để lại dấu tích các bức tường, thềm cửa... Một trong những kiến trúc quan trọng nhất của cụm này là ngôi nhà dài, chạy theo hướng đông - tây, mở hai cửa ra vào ở hai đầu hồi đông và tây. Gian nhà lấy ánh sáng bằng hai dãy cửa sổ ở hai phía tường dài. Mặc dù không để lại nhiều dấu tích kiến trúc và điêu khắc như ở cụm phía tây, nhưng một số tượng môn thần - Dvarapala bằng đá là những tượng môn thần đẹp nhất, gây ấn tượng nhất không chỉ của Đồng Dương mà còn cả lịch sử nghệ thuật Chăm Pa.

Cụm phía đông là khu kiến trúc có chức năng như một tu viện Phật giáo thực thụ. Tại cụm này, ngoài ngôi nhà dài không có một dấu tích ngôi tháp nào. Gian nhà dài được dựng trên hai dãy 8 cột, có 2 cột chính lớn, các cột đều bằng gạch và đều vuông. Đài thờ Vihara nằm ở cụm này có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Mặt trước của bệ tượng Phật trang trí một nhân vật có 4 đầu và 8 tay, ngự bên trên là tượng Phật ngồi hai chân thõng xuống và hai bàn tay để lên hai đầu gối, xung quanh tượng Phật có các tượng đá nhỏ thể hiện các tu sĩ đứng và quỳ cùng các vị La hán.

Vàng son một thời

Phật viện Đồng Dương là chứng nhân lịch sử một thời vàng son của vương quốc Chăm cũng như ảnh hưởng Phật giáo đối với người Chăm.

Cuối thế kỷ 2, người Chăm đã xây dựng nhà nước Lâm Ấp. Do nằm trên trục giao thông đường biển nên người Chăm sớm có sự tiếp xúc, trao đổi văn hóa với người Ấn, tiếp thu đạo Phật từ tiểu lục địa Ấn Độ. Minh văn khắc trên bia tại Đồng Dương cho ta thấy đời sống của người dân rất sung túc, hoa màu thu hoạch từ những cánh đồng lớn, các vật dụng bằng kim loại (vàng, bạc, đồng, sắt...) được nhà vua dâng cúng cho vị bồ tát bảo hộ vương triều và để tăng chúng lo việc hoằng pháp. Những ghi chép này đã phản ánh những sinh hoạt náo nhiệt của đời sống nông nghiệp cũng như sự phát triển phong phú của ngành sản xuất. Đồng thời, còn phản ánh niềm tin tôn giáo luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần và chi phối mọi hoạt động của người Chăm.

Tính chất Phật giáo của khu di tích Đồng Dương được thể hiện rõ nét từ: bia ký, quần thể kiến trúc độc đáo, pho tượng Phật cao 108 cm, tượng Lokesvara, bệ thờ chính và nhóm tượng ở Vihara (Phật điện), các khu nhà dài dành cho tăng chúng sinh hoạt, các kiến trúc có hình dáng như chiếc cột vây quanh những tháp cổng nằm ở bên bờ của mỗi bức tường vành đai là những công trình không xuất hiện trong tất cả các ngôi đền của Chăm.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tất cả những chi tiết khác biệt và rất đặc trưng nói trên đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ cho các công trình kiến trúc trong Phật viện. Đối với nghệ thuật điêu khắc, cùng với bệ thờ chính, tượng các vị bồ tát trên Phật điện, hai pho tượng được phát hiện tại Đồng Dương không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc Chăm và nền văn hóa Chăm, mà còn là tài sản chung đầy tự hào của cộng đồng các dân tộc VN. (còn tiếp) 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap